Labels
- Agoda (1)
- Air Asia (3)
- Air Mekong (2)
- Am Thuc (36)
- An Giang (8)
- Anh (1)
- Ấn Độ (1)
- Bà Rịa Vũng Tàu (27)
- Bangkok (12)
- Bắc Kinh (1)
- Bắc Ninh (2)
- Bình Dương (3)
- Bình Định (2)
- Bình Phước (4)
- Bình Thuận (34)
- Buôn Ma Thuột (3)
- Cà Mau (1)
- Cam nang (128)
- Campuchia (20)
- Daklak (1)
- Đà Lạt (5)
- Đà Nẵng (11)
- Đăk Lăk (4)
- Điện Biên (1)
- Đồng Nai (6)
- Đồng Tháp (2)
- Ebook (12)
- Giải trí (1)
- Hà Giang (2)
- Hạ Long (1)
- Hà Nam (1)
- Hà Nội (13)
- Hà Tĩnh (1)
- Hải Dương (1)
- Hòa Bình (1)
- Hua Hin (1)
- Jetstar Pacific (9)
- Ket Noi (91)
- Khách sạn (5)
- Khánh Hòa (8)
- Kiên Giang (16)
- Lai Châu (2)
- Lào (14)
- Lào Cai (4)
- Lâm Đồng (12)
- Lễ Hội (1)
- Long Đất (1)
- Mekong (2)
- MUA - BÁN (2)
- Nha Trang (4)
- Nhật Bản (1)
- Nhật Ký (32)
- Ninh Bình (3)
- Ninh Thuận (4)
- Phnompenh (9)
- Photo (10)
- Phú Quốc (4)
- Phú Thọ (2)
- Phú Yên (3)
- Quảng Nam (3)
- Quảng Ngãi (5)
- Quang Ninh (2)
- Quảng Ninh (2)
- Quảng Trị (5)
- Sài Gòn (38)
- Sapa (3)
- Singapore (2)
- Sóc Trăng (4)
- Sơn La (2)
- Tây Ninh (6)
- Thái Bình (3)
- Thái Lan (25)
- Thanh Hóa (6)
- Thành phố Hồ Chí Minh (10)
- Thừa Thiên Huế (17)
- Tiền Giang (5)
- Tiger Airways (1)
- Tin Tuc (425)
- TOUR (92)
- Trà Vinh (1)
- Trung Quốc (1)
- Tu Van (15)
- Tùng Lâm (3)
- Tuyen Diem (118)
- Vé Máy Bay (15)
- Vietnam Airlines (7)
- Việt Nam (3)
- Vĩnh Long (1)
- Vĩnh Phúc (1)
- Yên Bái (2)
Phố đồ cổ ở Phnom Penh |
Dulichbui's Blog - Con đường số 450 bên hông khu chợ Nga ở thủ đô Phnom Penh từ lâu đã trở thành một thiên đường mua sắm của dân du lịch bụi trên thế giới khi đến Campuchia, một con đường đầy ắp đồ lưu niệm từ cổ chí kim.
Chiếc liềm gặt lúa của người Campuchia, viên đá pạc-ma, mã não cổ của người Khmer, chiếc đĩa gốm Chu Đậu đời nhà Trần, lục bình xanh trắng đời nhà Thanh, bức tượng Phật cổ Campuchia bằng đồng hoen gỉ, hằng hà sa số những đầu tượng đá – gỗ – đồng mô tả các gương mặt sống động của Phật, của các vị thần trong tín ngưỡng dân gian Khmer bày la liệt trên vỉa hè, trong cửa hàng khiến người xem như lạc vào một bảo tàng thu nhỏ.
Có vàng
Ngoài chuyện dạo chợ, khách du lịch khi đến với chợ Nga, đến với đường 450 cũng được chứng kiến những nghệ nhân chế tác các thể loại tượng lớn nhỏ mang đậm văn hoá Khmer ngay tại vỉa hè trước cửa tiệm từ khâu tạc hình, chạm khắc, làm giả cổ… với giá phải chăng để làm tượng trang trí trong góc nhà, ngoài sân hay làm quà tặng kỷ niệm cho bạn bè, người thân, nhân một chuyến du Cam.
Thong dong, nhẹ nhàng… du khách lần lượt khám phá từng vẻ đẹp của con đường 450 thông qua những món đồ bày bán trong tiệm, trên vỉa hè. Là khu chuyên bán đồ lưu niệm, nhưng trong số mênh mông sản phẩm vẫn có rất nhiều những món cổ vật giá trị mang nguồn gốc xuất xứ từ khắp nơi – chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á. Mỗi cửa tiệm ở 450 bày bán đủ thứ nhưng luôn có một mặt hàng riêng làm thế mạnh của cả tiệm, tiệm đồ đồng (cũ – mới), tiệm tượng gỗ, tiệm gốm sứ, đồ đá… rất phong phú và đa dạng cả về chủng loại, chất liệu, chất lượng lẫn giá trị.
Cổ vật đồ đồng, vàng có niên đại ngàn năm tuổi thuộc nền văn hoá Khmer còn khá nhiều ở 450. Có thể kể đến tiệm 124, vợ chồng ông chủ là hai nhân vật khá quen thuộc trong giới buôn bán cổ ngoạn khắp Campuchia, Việt Nam, Thái Lan… Cả hai dãy tủ trong cửa tiệm bày la liệt các loại tượng đồng, vàng, các loại lục lạc lớn nhỏ đủ kích cỡ đã ngả màu thời gian, lên teng xanh láng mướt, tất nhiên kèm trong đó vẫn là vô số đồ giả cổ không kém phần tinh xảo với công nghệ thượng thừa của các nhà chế tác đồ giả cổ. Nhưng không gian bày biện ở dưới tiệm chỉ là đồ vừa tầm, đồ đỉnh cao được cất giữ trong kho ở tầng trên mới là những món đồ gia chủ muốn tiếp thị để bán hàng sau khi đã sàng lọc đối tượng khách.
Người sưu tầm, khách du lịch khi lạc vào mê trận dòng đồ vàng, đồ đồng trên phố 450 ít nhiều phải nắm vững kiến thức cơ bản sẽ đãi được những món đồ giá trị, tất nhiên giá cả cũng không phải quá đắt so với thị trường Việt Nam, Thái Lan hay Hàn Quốc, Singapore, Nepal…
Người sưu tầm, khách du lịch khi lạc vào mê trận dòng đồ vàng, đồ đồng trên phố 450 ít nhiều phải nắm vững kiến thức cơ bản sẽ đãi được những món đồ giá trị, tất nhiên giá cả cũng không phải quá đắt so với thị trường Việt Nam, Thái Lan hay Hàn Quốc, Singapore, Nepal…
Riêng với dòng cổ vật, rất nhiều những món đồ giá trị của dòng gốm sứ đời Minh, Thanh của Trung Quốc, đến gốm Chu Đậu đời Trần của Việt Nam, ngay cả những chiếc đôn gốm Cây Mai của Sài Gòn xưa cũng thấy xuất hiện khá nhiều ở 450. Chủ nhân các tiệm cho biết hầu hết dòng gốm sứ mua được từ Việt Nam, chủ yếu ở Lê Công Kiều. Campuchia có thế mạnh về đồ đồng, đồ đá và đồ vàng thuộc nền văn hoá Chămpa. Giá cổ vật gốm sứ ở Việt Nam ngày càng tăng và khan hiếm, rất nhiều người sưu tầm chuyên nghiệp, khách du lịch thường tìm đến 450 sàng lọc những bình, choé, đĩa, tô, liễn, thố… mà theo đánh giá của giới buôn bán là thị trường này còn khá nhiều đồ đẹp, có giá hợp lý do họ đã mua từ những năm trước với giá phải chăng và nay chưa cập nhật được mức giá của thị trường chuyên biệt trong dân sưu tầm.
Có đá
Một điều đặc biệt với những khách du lịch từ Việt Nam khi đến khu chợ Nga gần phố 450 mua sắm là giới buôn bán ở đây có thể giao tiếp bằng tiếng Việt, dễ dàng cho việc trả giá, thương lượng và tìm hiểu thêm về những món đồ ưng ý. Tuy nhiên, nếu so sánh lượng đồ cũ – mới, thật – giả ở khu chợ Nga, hiển nhiên lượng đồ mới, đồ giả vẫn chiếm đại đa số. Nhưng đấy là lẽ thường bởi các tiệm bán đồ đều ghi rõ là cửa hàng bán đồ lưu niệm. Còn chuyện đồ cổ, đồ xưa, khách tuỳ nghi lựa chọn, thuận mua vừa bán.
Hôm dạo chợ Nga ở 450, một khách du lịch Pháp đi cùng tâm đắc với cặp cá bằng đồ đồng còn nguyên vẹn, lên teng xanh trông rất cổ xưa được chủ tiệm hét có niên đại gần 2.000 năm với giá khởi điểm có 600 đô la. Sau hồi kỳ kèo, cặp cá giá còn 300 đô la, anh khách Pháp hí hửng vì nghĩ mua được món hời. Ông chủ bán hàng nói tiếng Việt lơ lớ cười rinh rích: “Đồ mới đó, mua của mấy người đúc đồng ngoài Thanh Hoá, làm giả cổ lại, mấy thứ này dễ bán cho Tây lắm. Đồ thiệt làm gì có nguyên vẹn cả cặp, nếu có giá cũng gấp hơn chục lần”.
Ở khu chợ Nga, những chiếc đồng hồ hàng nhái hiệu Longines, Movado rao bán với giá 200 – 300 ngàn cũng được dân du lịch ưa chuộng. Bên cạnh đó các loại nữ trang bằng vàng, bạc, dây đeo thời trang cho giới trẻ, quần áo, giày dép, cả những viên đá thạch anh đủ màu sắc lẫn những viên thiên thạch bằng đầu ngón tay cái đã qua mài nhẵn thín cũng bày bán khắp khu chợ Nga với giá từ 2 – 10 đô la (chưa trả giá).
Chợ và các cửa tiệm đồ lưu niệm đóng cửa vào tầm 5 giờ chiều, ngay lúc ấy các hàng quán thức ăn đa dạng về ẩm thực đặc trưng kiểu Campuchia lần lượt mọc lên xung quanh chợ. Sau khi đã dạo chợ chán chê với các mặt hàng lưu niệm, các món cổ vật, thêm một khám phá về ẩm thực vỉa hè ở chợ Nga với các món dân dã hủ tiếu, bún, gà nướng, chim nướng, chè, cháo… cũng là điều thú vị của một lần ghé chợ Nga, ghé phố cổ vật 450.
Một điều đặc biệt với những khách du lịch từ Việt Nam khi đến khu chợ Nga gần phố 450 mua sắm là giới buôn bán ở đây có thể giao tiếp bằng tiếng Việt, dễ dàng cho việc trả giá, thương lượng và tìm hiểu thêm về những món đồ ưng ý. Tuy nhiên, nếu so sánh lượng đồ cũ – mới, thật – giả ở khu chợ Nga, hiển nhiên lượng đồ mới, đồ giả vẫn chiếm đại đa số. Nhưng đấy là lẽ thường bởi các tiệm bán đồ đều ghi rõ là cửa hàng bán đồ lưu niệm. Còn chuyện đồ cổ, đồ xưa, khách tuỳ nghi lựa chọn, thuận mua vừa bán.
Hôm dạo chợ Nga ở 450, một khách du lịch Pháp đi cùng tâm đắc với cặp cá bằng đồ đồng còn nguyên vẹn, lên teng xanh trông rất cổ xưa được chủ tiệm hét có niên đại gần 2.000 năm với giá khởi điểm có 600 đô la. Sau hồi kỳ kèo, cặp cá giá còn 300 đô la, anh khách Pháp hí hửng vì nghĩ mua được món hời. Ông chủ bán hàng nói tiếng Việt lơ lớ cười rinh rích: “Đồ mới đó, mua của mấy người đúc đồng ngoài Thanh Hoá, làm giả cổ lại, mấy thứ này dễ bán cho Tây lắm. Đồ thiệt làm gì có nguyên vẹn cả cặp, nếu có giá cũng gấp hơn chục lần”.
Ở khu chợ Nga, những chiếc đồng hồ hàng nhái hiệu Longines, Movado rao bán với giá 200 – 300 ngàn cũng được dân du lịch ưa chuộng. Bên cạnh đó các loại nữ trang bằng vàng, bạc, dây đeo thời trang cho giới trẻ, quần áo, giày dép, cả những viên đá thạch anh đủ màu sắc lẫn những viên thiên thạch bằng đầu ngón tay cái đã qua mài nhẵn thín cũng bày bán khắp khu chợ Nga với giá từ 2 – 10 đô la (chưa trả giá).
Chợ và các cửa tiệm đồ lưu niệm đóng cửa vào tầm 5 giờ chiều, ngay lúc ấy các hàng quán thức ăn đa dạng về ẩm thực đặc trưng kiểu Campuchia lần lượt mọc lên xung quanh chợ. Sau khi đã dạo chợ chán chê với các mặt hàng lưu niệm, các món cổ vật, thêm một khám phá về ẩm thực vỉa hè ở chợ Nga với các món dân dã hủ tiếu, bún, gà nướng, chim nướng, chè, cháo… cũng là điều thú vị của một lần ghé chợ Nga, ghé phố cổ vật 450.
Dulichbui's Blog (Theo SGTT.com.vn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét