Labels
- Agoda (1)
- Air Asia (3)
- Air Mekong (2)
- Am Thuc (36)
- An Giang (8)
- Anh (1)
- Ấn Độ (1)
- Bà Rịa Vũng Tàu (27)
- Bangkok (12)
- Bắc Kinh (1)
- Bắc Ninh (2)
- Bình Dương (3)
- Bình Định (2)
- Bình Phước (4)
- Bình Thuận (34)
- Buôn Ma Thuột (3)
- Cà Mau (1)
- Cam nang (128)
- Campuchia (20)
- Daklak (1)
- Đà Lạt (5)
- Đà Nẵng (11)
- Đăk Lăk (4)
- Điện Biên (1)
- Đồng Nai (6)
- Đồng Tháp (2)
- Ebook (12)
- Giải trí (1)
- Hà Giang (2)
- Hạ Long (1)
- Hà Nam (1)
- Hà Nội (13)
- Hà Tĩnh (1)
- Hải Dương (1)
- Hòa Bình (1)
- Hua Hin (1)
- Jetstar Pacific (9)
- Ket Noi (91)
- Khách sạn (5)
- Khánh Hòa (8)
- Kiên Giang (16)
- Lai Châu (2)
- Lào (14)
- Lào Cai (4)
- Lâm Đồng (12)
- Lễ Hội (1)
- Long Đất (1)
- Mekong (2)
- MUA - BÁN (2)
- Nha Trang (4)
- Nhật Bản (1)
- Nhật Ký (32)
- Ninh Bình (3)
- Ninh Thuận (4)
- Phnompenh (9)
- Photo (10)
- Phú Quốc (4)
- Phú Thọ (2)
- Phú Yên (3)
- Quảng Nam (3)
- Quảng Ngãi (5)
- Quang Ninh (2)
- Quảng Ninh (2)
- Quảng Trị (5)
- Sài Gòn (38)
- Sapa (3)
- Singapore (2)
- Sóc Trăng (4)
- Sơn La (2)
- Tây Ninh (6)
- Thái Bình (3)
- Thái Lan (25)
- Thanh Hóa (6)
- Thành phố Hồ Chí Minh (10)
- Thừa Thiên Huế (17)
- Tiền Giang (5)
- Tiger Airways (1)
- Tin Tuc (425)
- TOUR (92)
- Trà Vinh (1)
- Trung Quốc (1)
- Tu Van (15)
- Tùng Lâm (3)
- Tuyen Diem (118)
- Vé Máy Bay (15)
- Vietnam Airlines (7)
- Việt Nam (3)
- Vĩnh Long (1)
- Vĩnh Phúc (1)
- Yên Bái (2)
Bà Nà xưa & nay |
Dulichbui's Blog - Tiếp nối sự khám phá và xây dựng Đà Lạt, vào tháng 2-1900, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer cử đại úy Debay thám sát vùng núi lân cận khu vực Đà Nẵng - Huế để tìm kiếm thêm điểm nghỉ mát, dưỡng sức và chữa bệnh. Sau nhiều đợt thăm dò, đến tháng 11-1901, đoàn thám hiểm của Debay đã tìm ra núi Chúa, tức Bà Nà, nơi có độ cao 1.487m so với mực nước biển, trên đỉnh địa hình khá bằng phẳng, khí hậu tương tự như Đà Lạt và chỉ cách thành phố Đà Nẵng về phía tây chừng 46km.
Tên gọi Bà Nà có thể do người Pháp thấy ở đây có rất nhiều cây chuối nên gọi là núi Banane, người Việt đọc thành Bà Nà. Có người cho rằng Bà Nà là tên gọi trong ngôn ngữ của người Cơtu, nghĩa là “núi của tui”. Một ý kiến khác cho rằng, có thể Bà Nà là tên gọi của dân địa phương đã lược âm từ Bà Pônagar hay Bà Thiên Y A Na, tục gọi là Bà Chúa Ngọc hay Bà Chúa Xứ.
Bà Nà không thua kém các nơi an dưỡng khác về sự mát mẻ của khí hậu. Một ngày có đủ bốn mùa, nhiệt độ vào mùa hè từ 170C - 200C. Thú vị hơn là Bà Nà chỉ cách biển chừng 20km. Từ đỉnh núi, có thể nhìn bao quát một vùng thiên nhiên kỳ vĩ với phía tây và phía bắc là núi rừng trùng điệp, phía đông là biển cả mênh mông ẩn hiện những hòn đảo lớn nhỏ, phía nam và đông nam là những xóm làng, phố thị chạy dài theo ven biển.
Bà Nà có hệ động thực vật phong phú và đa dạng. Các nhà khoa học đã khảo sát và xác định ở đây có 544 loài thực vật gồm 136 họ và 379 chi; 256 loài động vật gồm 61 loài thú, 178 loài chim và 17 loài bò sát. Trong đó, có những loài thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam như sơn tùng, thông lá nhọn cành xoắn, dương xỉ khổng lồ; những loài động vật quý hiếm như trĩ sao, gà lôi lam mào trắng, gấu đen châu Á, vượn bạc má hung, chà và chân nâu...
Đến năm 1912, người Pháp tiến hành quy hoạch khu Bà Nà, có chính sách bảo vệ động thực vật, điều tra và nắm bắt dân cư chung quanh khu vực Bà Nà. Sau Thế chiến thứ nhất (1914-1918), người Pháp đẩy mạnh xây dựng khu nghỉ mát Bà Nà, hoàn tất con đường nối Bà Nà với đường thuộc địa số 1 (sau là quốc lộ số 1) trong năm 1919, tạo điều kiện dễ dàng cho các công sở, các quan chức và kiều dân Pháp đầu tư xây dựng cơ ngơi nghỉ dưỡng, kinh doanh ở Bà Nà. Tính đến 23-7-1921, trên đỉnh Bà Nà đã có 39 lô đất được cấp phép xây dựng của 36 chủ đầu tư, phân bố trải đều theo các cụm.
Lúc đầu, ô-tô chạy từ Đà Nẵng đến Bà Nà phải dừng ngang cây số 28 ở Phú Thượng; đoạn còn lại đi bằng “kiệu ghế” hoặc ngựa, mất chừng 3-4 giờ mới đến khu nghỉ mát. Năm 1928, đoạn đường cuối cùng lên đỉnh Bà Nà hoàn tất, với hơn 15km đường đất quanh co, uốn lượn. Lượng du khách đến Bà Nà trong thời gian đầu vẫn còn khá ít ỏi. Thống kê của Pháp năm 1925 cho biết, chỉ có chừng 120 du khách chọn Bà Nà để nghỉ ngơi. Sau khi đường lên đỉnh núi được hoàn tất, số du khách mới tăng dần, đến năm 1937 đã đạt được con số hơn 1.000 người, phần lớn là người Pháp và quan chức người Việt. Các dịch vụ như điện, nước, trạm y tế, nhà bưu chính, chi nhánh ngân hàng, nhà nghỉ... đã được đưa vào phục vụ du khách.
Trong các dịch vụ tại Bà Nà, hoạt động sôi nổi nhất là của Công ty Morin Frères, với một nhà hàng - khách sạn hai tầng nằm ở cụm núi trung tâm có độ cao 1.450m, hoàn tất từ năm 1923. Mặt trước nhà hàng Morin treo tấm sơ đồ toàn cảnh Bà Nà, có một công viên nhỏ cùng những hàng ghế xanh; bên trong có phòng nghỉ, rạp chiếu bóng, sân thể thao, các trò giải trí và nhà hàng ẩm thực. Công ty Morin đảm nhận cả việc giao nhận thư từ, hàng hóa và vận chuyển du khách từ Đà Nẵng đến Bà Nà và ngược lại. Bà Nà dần trở thành một khu nghỉ dưỡng nổi tiếng không chỉ ở Trung Kỳ mà toàn Đông Dương. Năm 1938, Bà Nà đã được Phòng Du lịch Đông Dương đưa vào tour du lịch 8 ngày bằng xe hơi tuyến Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Quy Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Vinh - Hà Nội - Hải Phòng và ngược lại. Kiệu ghế được xem là một phương tiện di chuyển đầy lý thú và rất điển hình cho du lịch Bà Nà xưa.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bà Nà dần vắng bóng người. Khi Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, nhân dân địa phương thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến nên đã triệt hạ các công trình xây dựng ở Bà Nà. Từ đấy, khu nghỉ mát hoang phế dần và bị cây rừng che phủ trong quên lãng suốt gần nửa thế kỷ. Đầu năm 1998, UBND thành phố Đà Nẵng quyết định xây dựng lại Bà Nà thành một khu du lịch sinh thái có quy mô lớn với hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng, khu bảo tồn... Con đường từ chân núi lên đỉnh Bà Nà dài 15km quanh co, uốn lượn đã được rải nhựa, thuận tiện cho giao thông. Năm 2000, hệ thống cáp treo gồm 16 cabin mỗi giờ có thể đón 316 du khách từ đồi Vọng Nguyệt đến khu trung tâm chỉ mất 3 phút. Đến Bà Nà, ngoài việc thụ hưởng không khí trong lành, mát mẻ và ngắm cảnh, thưởng thức vẻ đẹp của trời đất, khách thập phương còn được dịp tiếp cận những cảnh vật kỳ vĩ do bàn tay con người nhào nặn như tượng Phật Thích Ca tọa thiền cao 27m nằm trên đỉnh núi. Những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng tiếp tục khôi phục và xây dựng một số biệt thự cổ, khu văn hóa Phật giáo, hầm rượu và hàng loạt khách sạn, biệt thự, quán bar, sân tennis, sân cầu lông...
Bà Nà không thua kém các nơi an dưỡng khác về sự mát mẻ của khí hậu. Một ngày có đủ bốn mùa, nhiệt độ vào mùa hè từ 170C - 200C. Thú vị hơn là Bà Nà chỉ cách biển chừng 20km. Từ đỉnh núi, có thể nhìn bao quát một vùng thiên nhiên kỳ vĩ với phía tây và phía bắc là núi rừng trùng điệp, phía đông là biển cả mênh mông ẩn hiện những hòn đảo lớn nhỏ, phía nam và đông nam là những xóm làng, phố thị chạy dài theo ven biển.
Bà Nà có hệ động thực vật phong phú và đa dạng. Các nhà khoa học đã khảo sát và xác định ở đây có 544 loài thực vật gồm 136 họ và 379 chi; 256 loài động vật gồm 61 loài thú, 178 loài chim và 17 loài bò sát. Trong đó, có những loài thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam như sơn tùng, thông lá nhọn cành xoắn, dương xỉ khổng lồ; những loài động vật quý hiếm như trĩ sao, gà lôi lam mào trắng, gấu đen châu Á, vượn bạc má hung, chà và chân nâu...
Đến năm 1912, người Pháp tiến hành quy hoạch khu Bà Nà, có chính sách bảo vệ động thực vật, điều tra và nắm bắt dân cư chung quanh khu vực Bà Nà. Sau Thế chiến thứ nhất (1914-1918), người Pháp đẩy mạnh xây dựng khu nghỉ mát Bà Nà, hoàn tất con đường nối Bà Nà với đường thuộc địa số 1 (sau là quốc lộ số 1) trong năm 1919, tạo điều kiện dễ dàng cho các công sở, các quan chức và kiều dân Pháp đầu tư xây dựng cơ ngơi nghỉ dưỡng, kinh doanh ở Bà Nà. Tính đến 23-7-1921, trên đỉnh Bà Nà đã có 39 lô đất được cấp phép xây dựng của 36 chủ đầu tư, phân bố trải đều theo các cụm.
Lúc đầu, ô-tô chạy từ Đà Nẵng đến Bà Nà phải dừng ngang cây số 28 ở Phú Thượng; đoạn còn lại đi bằng “kiệu ghế” hoặc ngựa, mất chừng 3-4 giờ mới đến khu nghỉ mát. Năm 1928, đoạn đường cuối cùng lên đỉnh Bà Nà hoàn tất, với hơn 15km đường đất quanh co, uốn lượn. Lượng du khách đến Bà Nà trong thời gian đầu vẫn còn khá ít ỏi. Thống kê của Pháp năm 1925 cho biết, chỉ có chừng 120 du khách chọn Bà Nà để nghỉ ngơi. Sau khi đường lên đỉnh núi được hoàn tất, số du khách mới tăng dần, đến năm 1937 đã đạt được con số hơn 1.000 người, phần lớn là người Pháp và quan chức người Việt. Các dịch vụ như điện, nước, trạm y tế, nhà bưu chính, chi nhánh ngân hàng, nhà nghỉ... đã được đưa vào phục vụ du khách.
Trong các dịch vụ tại Bà Nà, hoạt động sôi nổi nhất là của Công ty Morin Frères, với một nhà hàng - khách sạn hai tầng nằm ở cụm núi trung tâm có độ cao 1.450m, hoàn tất từ năm 1923. Mặt trước nhà hàng Morin treo tấm sơ đồ toàn cảnh Bà Nà, có một công viên nhỏ cùng những hàng ghế xanh; bên trong có phòng nghỉ, rạp chiếu bóng, sân thể thao, các trò giải trí và nhà hàng ẩm thực. Công ty Morin đảm nhận cả việc giao nhận thư từ, hàng hóa và vận chuyển du khách từ Đà Nẵng đến Bà Nà và ngược lại. Bà Nà dần trở thành một khu nghỉ dưỡng nổi tiếng không chỉ ở Trung Kỳ mà toàn Đông Dương. Năm 1938, Bà Nà đã được Phòng Du lịch Đông Dương đưa vào tour du lịch 8 ngày bằng xe hơi tuyến Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Quy Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Vinh - Hà Nội - Hải Phòng và ngược lại. Kiệu ghế được xem là một phương tiện di chuyển đầy lý thú và rất điển hình cho du lịch Bà Nà xưa.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bà Nà dần vắng bóng người. Khi Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, nhân dân địa phương thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến nên đã triệt hạ các công trình xây dựng ở Bà Nà. Từ đấy, khu nghỉ mát hoang phế dần và bị cây rừng che phủ trong quên lãng suốt gần nửa thế kỷ. Đầu năm 1998, UBND thành phố Đà Nẵng quyết định xây dựng lại Bà Nà thành một khu du lịch sinh thái có quy mô lớn với hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng, khu bảo tồn... Con đường từ chân núi lên đỉnh Bà Nà dài 15km quanh co, uốn lượn đã được rải nhựa, thuận tiện cho giao thông. Năm 2000, hệ thống cáp treo gồm 16 cabin mỗi giờ có thể đón 316 du khách từ đồi Vọng Nguyệt đến khu trung tâm chỉ mất 3 phút. Đến Bà Nà, ngoài việc thụ hưởng không khí trong lành, mát mẻ và ngắm cảnh, thưởng thức vẻ đẹp của trời đất, khách thập phương còn được dịp tiếp cận những cảnh vật kỳ vĩ do bàn tay con người nhào nặn như tượng Phật Thích Ca tọa thiền cao 27m nằm trên đỉnh núi. Những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng tiếp tục khôi phục và xây dựng một số biệt thự cổ, khu văn hóa Phật giáo, hầm rượu và hàng loạt khách sạn, biệt thự, quán bar, sân tennis, sân cầu lông...
“Kiệu ghế” lên Bà Nà xưa. (Ảnh tư liệu)
Tháng 3-2009, tuyến cáp treo một dây dài nhất thế giới (5.042,62m) đi từ An Lợi lên đến đồi Vọng Nguyệt đã được khánh thành. Du khách chỉ mất 15 phút để lên với Bà Nà. Tuyến cáp treo đã làm tăng sự lôi cuốn du khách lên đỉnh Bà Nà, tạo cảm giác lâng lâng, hồi hộp nhưng hết sức thú vị cho những ai treo mình lơ lửng giữa không gian để ngắm cảnh từ trong những cabin nhiều màu sắc. Nhờ thế, du khách đến Bà Nà gia tăng nhảy vọt về số lượng. Trong tháng đầu tiên kể từ khi khánh thành tuyến cáp treo mới, lượng du khách đến Bà Nà đã đạt đến con số trên 30.000 người, gấp 30 lần con số của năm 1937 thời Pháp thuộc.
Tuyến cáp treo này đã trở thành biểu trưng của phương tiện hết sức ấn tượng dùng để đi lên đỉnh Bà Nà thời hiện đại, là một phần hấp dẫn của khu nghỉ dưỡng Bà Nà mà khách thập phương rất mong muốn được nếm trải, thưởng thức.
Từ những chiếc “kiệu ghế” lắc lư theo nhịp bước của các phu kiệu xưa đến những chiếc cabin lơ lửng giữa trời theo chuyển động của hệ thống cáp treo hiện nay, du lịch Bà Nà đã có bước phát triển khác biệt; nhưng điểm giống nhau giữa xưa và nay là phương tiện di chuyển hết sức ấn tượng, sự lôi cuốn du khách đến với Bà Nà ngày càng được tăng thêm.
Hãy thử nghỉ ngơi một vài hôm ở Bà Nà và thưởng ngoạn cùng thiên nhiên, cảnh vật ở đây vào mùa nắng nóng, mới cảm nhận hết những giá trị đích thực của khu du lịch Bà Nà vốn đã được người Pháp khẳng định cách đây đúng một thế kỷ!
Tuyến cáp treo này đã trở thành biểu trưng của phương tiện hết sức ấn tượng dùng để đi lên đỉnh Bà Nà thời hiện đại, là một phần hấp dẫn của khu nghỉ dưỡng Bà Nà mà khách thập phương rất mong muốn được nếm trải, thưởng thức.
Từ những chiếc “kiệu ghế” lắc lư theo nhịp bước của các phu kiệu xưa đến những chiếc cabin lơ lửng giữa trời theo chuyển động của hệ thống cáp treo hiện nay, du lịch Bà Nà đã có bước phát triển khác biệt; nhưng điểm giống nhau giữa xưa và nay là phương tiện di chuyển hết sức ấn tượng, sự lôi cuốn du khách đến với Bà Nà ngày càng được tăng thêm.
Hãy thử nghỉ ngơi một vài hôm ở Bà Nà và thưởng ngoạn cùng thiên nhiên, cảnh vật ở đây vào mùa nắng nóng, mới cảm nhận hết những giá trị đích thực của khu du lịch Bà Nà vốn đã được người Pháp khẳng định cách đây đúng một thế kỷ!
Dulichbui's Blog (Theo Baodanang)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét