Xem "Mùa Len Trâu" tìm hiểu văn hoá miền Tây


Dulichbui's Blog - Mùa len trâu là bộ phim đầu tay của đạo diễn Việt kiều Nguyễn Võ Nghiêm Minh được khởi quay tháng 9 năm 2003. Chuyện phim được dựa trên tác phẩm cùng tên trong tập truyện Hương rừng Cà Mau của "ông già Nam bộ" Sơn Nam.

Truyện kể về cuộc sống của những người nông dân Nam bộ đầu thế kỷ 20. Phim đề cập đến nhiều khía cạnh đời sống từ tình cảm giữa người với người, cảnh người ta đi "len" mỗi khi nước lên, cảnh chôn người chết trong mua nước nổi... Tất cả được tái hiện rất chân thực.

Mùa len trâu có kinh phí khoảng hơn 1 triệu USD, với sự tham gia của ba hãng: Hãng phim Giải phóng Việt Nam, 3B Productions Pháp và Novak Prod Bỉ. Bộ phim được trình chiếu ở Pháp với tên Gardien de buffles và ở Mỹ với tên Buffalo boy.

Mùa len trâu đã tham dự gần mười liên hoan phim khu vực và quốc tế và đã dành được những giải thưởng đáng kể.

  • Giải đặc biệt ở LHP Locarno, Thụy Sĩ
  • Giải đạo diễn xuất sắc nhất ở LHP Chicago, Mỹ
  • Giải cao nhất, Grand prix của LHP Amiens, Pháp
  • Giải đặc biệt của LHP Amazonas, Brasil

Download phim tại đây

""Len" trong tiếng Khmer có nghĩa là đi tự do, "len trâu" có nghĩa là cho trâu đi tự do. Ở đây nước lụt, nước lụt từ 1m đến 4m. Người ta ở nơi lụt, người ta không có chỗ ở là phải, và trâu cũng không có chỗ ở. Cho nên nó phải đi đến những vùng đất cao để có cỏ cho nó ăn. Ở nhà tối nó ngủ không được, ngủ với nước sao mà ngủ được, và trưa thì làm sao cho nó ăn, cỏ đâu ra mà cho nó ăn. Người nuôi trâu, chủ nhà có trâu, phải đưa trâu đến vùng đất cao. Làm sao người làm ruộng nuôi trâu? Muốn nuôi trâu thì phải lùa trâu đi. Ngày thường trời nắng, nuôi trâu trong chuồng. Đến ngày trời mưa thì phải lùa trâu đi. Vì vậy cho nên phải đem trâu đi chỗ khác. Đưa trâu đến vùng bảy Núi. Nhưng nó xa nhà mình đến 30 – 40 km, xa quá sao mà đưa đi. Vì vậy, mình phải đưa nó đi lòng vòng, ăn hết cỏ chỗ này, nước lên, thì đưa trâu sang chỗ khác. Có khi đến ba bốn tháng mới đưa trâu về. Trâu dẫn đi phải có người giữ. Trâu không dẫn đi thì phải mướn người ta giữ. Người nghèo mướn ai bây giờ? Vậy thì để con cái đi giữ nó. Ngày trước trẻ con đi theo con trâu, áo quần không có, mùng mền không có, gạo cơm thiếu, đó là cả một chuyện khó khăn. Vì vậy đối với chúng tôi dân miệt dưới, tôi là dân miệt dưới, đó là một bài học cho thanh niên trở thành người lớn. Nhưng mà trẻ con ở đó không có được đi học. Học với ai. Thằng dốt học với thằng dốt, thằng du côn học với thằng du côn."
Theo nhà văn Sơn Nam

Nguyễn Tùng Lâm (tổng hợp từ Wikipedia)


Related posts

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Homepage- About- Terms and Conditions- Advertise- Update Checker- Website Widget
Copyright 2011-2012 Lam Lam.All rights reserved.
Thiết kế bởi: Nguyễn Mạnh Đạt
RSS