Labels
- Agoda (1)
- Air Asia (3)
- Air Mekong (2)
- Am Thuc (36)
- An Giang (8)
- Anh (1)
- Ấn Độ (1)
- Bà Rịa Vũng Tàu (27)
- Bangkok (12)
- Bắc Kinh (1)
- Bắc Ninh (2)
- Bình Dương (3)
- Bình Định (2)
- Bình Phước (4)
- Bình Thuận (34)
- Buôn Ma Thuột (3)
- Cà Mau (1)
- Cam nang (128)
- Campuchia (20)
- Daklak (1)
- Đà Lạt (5)
- Đà Nẵng (11)
- Đăk Lăk (4)
- Điện Biên (1)
- Đồng Nai (6)
- Đồng Tháp (2)
- Ebook (12)
- Giải trí (1)
- Hà Giang (2)
- Hạ Long (1)
- Hà Nam (1)
- Hà Nội (13)
- Hà Tĩnh (1)
- Hải Dương (1)
- Hòa Bình (1)
- Hua Hin (1)
- Jetstar Pacific (9)
- Ket Noi (91)
- Khách sạn (5)
- Khánh Hòa (8)
- Kiên Giang (16)
- Lai Châu (2)
- Lào (14)
- Lào Cai (4)
- Lâm Đồng (12)
- Lễ Hội (1)
- Long Đất (1)
- Mekong (2)
- MUA - BÁN (2)
- Nha Trang (4)
- Nhật Bản (1)
- Nhật Ký (32)
- Ninh Bình (3)
- Ninh Thuận (4)
- Phnompenh (9)
- Photo (10)
- Phú Quốc (4)
- Phú Thọ (2)
- Phú Yên (3)
- Quảng Nam (3)
- Quảng Ngãi (5)
- Quang Ninh (2)
- Quảng Ninh (2)
- Quảng Trị (5)
- Sài Gòn (38)
- Sapa (3)
- Singapore (2)
- Sóc Trăng (4)
- Sơn La (2)
- Tây Ninh (6)
- Thái Bình (3)
- Thái Lan (25)
- Thanh Hóa (6)
- Thành phố Hồ Chí Minh (10)
- Thừa Thiên Huế (17)
- Tiền Giang (5)
- Tiger Airways (1)
- Tin Tuc (425)
- TOUR (92)
- Trà Vinh (1)
- Trung Quốc (1)
- Tu Van (15)
- Tùng Lâm (3)
- Tuyen Diem (118)
- Vé Máy Bay (15)
- Vietnam Airlines (7)
- Việt Nam (3)
- Vĩnh Long (1)
- Vĩnh Phúc (1)
- Yên Bái (2)
Vú sữa lò rèn Vĩnh Kim |
Dulichbui's Blog - Vĩnh Kim thuộc tỉnh Tiền Giang, cách TP HCM khoảng hơn 80Km. Cuộc sống người dân tuy không còn khổ cực nhưng văn hóa và cách sống vẫn còn đậm chút thôn quê xưa.
Và một buổi sáng đẹp trời, khi bình minh thắp sáng cả khu vườn cây trái thì không thể không đi thăm thú 1 lần phong cảnh chợ quê, ngắm hoạt động nông thôn vào 1 ngày mới, và không quên thưởng thức các món ăn miền quê, đặc sản của từng vùng miền: một cái bánh giá thơm lựng với mấy con tép con con giòn rụm, một tô hủ tiếu thịt heo đậm đà béo ngậy, một ly chè bánh lọt ngọt ngào mát lạnh cho 1 ngày mới sảng khoái… và không thể không thưởng thức đặc sản riêng của vùng đất này: Vú Sữa Lò Rèn - một loại trái cây đã gắn liền với đời sống của người dân huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang.
Tên gọi
Khi thưởng thức hương vị ngọt ngào của dòng sữa trắng đục tiết ra từ bầu trái căng tròn chin mọng, không ai không thắc mắc về cái tên gọi của loài trái cây này “Lò Rèn”, Chuyện xung quanh cái tên gọi của loại trái cây này cũng có nhiều giả thuyết,
Theo tài liệu của Hội Làm vườn huyện Châu Thành (Tiền Giang), người tạo ra giống vú sữa này là ông Lê Văn Kỳ, một nông dân trong vùng. Năm 1932, ông Kỳ gieo hạt giống cạnh một lò rèn ở ấp Thạnh Hòa, xã Long Hưng. Cây lớn nhanh và cho trái thật ngọt. Sau đó ông nhân giống cho nhiều người khác trồng để phát triển rộng ra các xã Vĩnh Kim, Song Thuận, Kim Sơn... Vì xuất thân cạnh lò rèn nên bà con quen miệng gọi “vú sữa Lò Rèn” từ đó.
Còn theo ông Trương Hồng Sơn - một lão nông 77 tuổi (ở ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, Tiền Giang), người đang lưu giữ khá nhiều tư liệu về vú sữa Lò Rèn: Người đầu tiên có giống vú sữa này là ông Ngô Ngọc Quang, thường gọi ông huyện Trụ, một địa chủ giàu có ở vùng này những năm 1920. Trong một lần nhà có tiệc, ông phát hiện những trái vú sữa có vị ngọt thanh trong số bao nhiêu của ngon vật lạ do khách mời từ các nơi đem tới. Ông giữ lấy hạt đưa mấy anh tá điền để gieo trồng. Những tá điền gieo trồng sao đó mà không thấy cây mọc, duy chỉ có anh thợ rèn tên Hồ Văn Lễ gieo là cây mọc. Nó lớn nhanh và cho trái sum sê trong vườn nhà anh (ở ấp Thạnh Hòa, xã Long Hưng), bên cạnh cái lò rèn cung cấp dao, mác, xẻng, rựa, cuốc, phảng... cho nông dân trong vùng.
Trong một lần đám giỗ, sui gia của anh lò rèn là ông chủ Thu - tên thật là Nguyễn Văn Thu, ở xã Vĩnh Kim kế bên - qua chơi. Thấy cây vú sữa trái sai oằn, ăn thử thì ngon ngọt, vị đậm đà, chưng lên bàn thờ thấy sang trọng vì cái màu mỡ gà bóng loáng, hình dáng tròn lẳn rất bắt mắt, ông Thu thích quá xin giống đem về trồng. Khoảng 4-5 năm sau, dân trong vùng bắt đầu biết tới giống vú sữa ngon ngọt này và rủ nhau tìm đến nhà ông Thu xin giống. Ông Thu chiết cây ra phân phát cho mọi người. Hễ ai hỏi: “Ông lấy giống ở đâu mà ngon quá vậy?”, ông Thu đều cười chỉ tay qua hướng nhà ông Lễ: “Ở dưới ông lò rèn”. Khi xách cây giống toòng teng đem về nhà, trên đường đi gặp ai hỏi: “Vú sữa ở đâu vậy?”, những người xin được giống cũng trả lời: “Ở dưới ông lò rèn”. Cứ truyền khẩu nhau vậy riết thành quen, cái tên vú sữa Lò Rèn “chết danh” từ đó.
Khi thưởng thức hương vị ngọt ngào của dòng sữa trắng đục tiết ra từ bầu trái căng tròn chin mọng, không ai không thắc mắc về cái tên gọi của loài trái cây này “Lò Rèn”, Chuyện xung quanh cái tên gọi của loại trái cây này cũng có nhiều giả thuyết,
Theo tài liệu của Hội Làm vườn huyện Châu Thành (Tiền Giang), người tạo ra giống vú sữa này là ông Lê Văn Kỳ, một nông dân trong vùng. Năm 1932, ông Kỳ gieo hạt giống cạnh một lò rèn ở ấp Thạnh Hòa, xã Long Hưng. Cây lớn nhanh và cho trái thật ngọt. Sau đó ông nhân giống cho nhiều người khác trồng để phát triển rộng ra các xã Vĩnh Kim, Song Thuận, Kim Sơn... Vì xuất thân cạnh lò rèn nên bà con quen miệng gọi “vú sữa Lò Rèn” từ đó.
Còn theo ông Trương Hồng Sơn - một lão nông 77 tuổi (ở ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, Tiền Giang), người đang lưu giữ khá nhiều tư liệu về vú sữa Lò Rèn: Người đầu tiên có giống vú sữa này là ông Ngô Ngọc Quang, thường gọi ông huyện Trụ, một địa chủ giàu có ở vùng này những năm 1920. Trong một lần nhà có tiệc, ông phát hiện những trái vú sữa có vị ngọt thanh trong số bao nhiêu của ngon vật lạ do khách mời từ các nơi đem tới. Ông giữ lấy hạt đưa mấy anh tá điền để gieo trồng. Những tá điền gieo trồng sao đó mà không thấy cây mọc, duy chỉ có anh thợ rèn tên Hồ Văn Lễ gieo là cây mọc. Nó lớn nhanh và cho trái sum sê trong vườn nhà anh (ở ấp Thạnh Hòa, xã Long Hưng), bên cạnh cái lò rèn cung cấp dao, mác, xẻng, rựa, cuốc, phảng... cho nông dân trong vùng.
Trong một lần đám giỗ, sui gia của anh lò rèn là ông chủ Thu - tên thật là Nguyễn Văn Thu, ở xã Vĩnh Kim kế bên - qua chơi. Thấy cây vú sữa trái sai oằn, ăn thử thì ngon ngọt, vị đậm đà, chưng lên bàn thờ thấy sang trọng vì cái màu mỡ gà bóng loáng, hình dáng tròn lẳn rất bắt mắt, ông Thu thích quá xin giống đem về trồng. Khoảng 4-5 năm sau, dân trong vùng bắt đầu biết tới giống vú sữa ngon ngọt này và rủ nhau tìm đến nhà ông Thu xin giống. Ông Thu chiết cây ra phân phát cho mọi người. Hễ ai hỏi: “Ông lấy giống ở đâu mà ngon quá vậy?”, ông Thu đều cười chỉ tay qua hướng nhà ông Lễ: “Ở dưới ông lò rèn”. Khi xách cây giống toòng teng đem về nhà, trên đường đi gặp ai hỏi: “Vú sữa ở đâu vậy?”, những người xin được giống cũng trả lời: “Ở dưới ông lò rèn”. Cứ truyền khẩu nhau vậy riết thành quen, cái tên vú sữa Lò Rèn “chết danh” từ đó.
Năm 2007, vú sữa Lò Rèn vinh dự là một trong 10 cây được Cục Sở hữu Trí tuệ -Bộ Khoa học và Công nghệ trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể đặc sản nông nghiệp của tỉnh này.Tháng 3-2008, sau khi thẩm định việc thực hiện qui trình của nhà vườn nơi đây, Công ty SGS của New Zealand - thành viên Hiệp hội Trái cây châu Âu - đã cấp giấy chứng nhận LOBAGAP (tiêu chuẩn được quốc tế công nhận - Sau trái thanh long đây là sản phẩm nông nghiệp thứ hai của Việt Nam được chứng chỉ Global GAP) cho thương hiệu “vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim - Tiền Giang”, kể từ đó thương hiệu vú sữa lò rèn bắt đầu bước sang một trang mới.
Thưởng thức
Vú sữa vườn em căng dáng mọng,
Em dành bao (nhiêu) trái để tặng anh?
Em dành bao (nhiêu) trái để tặng anh?
Có lẽ chính vì sự hấp dẫn ngay từ cái tên mà vú sữa nói chung và vú sữa log rèn nói riêng đã được nhiều người tìm đến, và cách thưởng thức loại trái cây này cũng mang chút thi vị. Ăn vú sữa vừa được ăn bằng mắt, ăn bằng tay, ăn bằng mũi, bằng lưỡi..
Cách ăn dân dã nhất là ăn ngay ở.. vườn. Vào những buổi trưa hè nắng nóng, trèo lên cây vú sữa tìm hái trái chín, vừa vo tròn vừa bóp đều tay cho mềm trái, rút cùi, ruột trái dâng cho phần nước trắng đục như dòng sữa mát lịm. Lõi ruột trắng trong, mềm dịu, thanh ngọt. Thịt mềm lưu lại hương vị đặc biệt. Thật thích thú khi ngồi tựa giữa chắn ba thân cây, thưởng thức hương vị của trái vú sữa, hóng gió mát đồng nội, mà nghiệm nhớ lại thời bé thơ còn ôm bầu sữa mẹ.
Khi cắn, không phải cắn chỏ nào cũng được mà phải cắn ở phần ngược phía với cuống.
Đó là cách ăn dân dã, còn khi đãi khách, người ta thường vắt núm trái vú sữa, dùng muỗng múc ăn dần hoặc xẻ trái thành sáu miếng, lượn dao vòng tách phần vỏ (vẫn giữ phần ruột) để trên đĩa, dùng nĩa ghim ăn từng miếng.
Ngoài ra còn có cách ăn cầu kỳ khác là: gọt bỏ vỏ, thái nhỏ từ trên núm xuống (bỏ hột và cùi) cho vào máy xay sinh tố, thêm đường hoặc sữa, cacao, cho vào khuôn đá để tủ lạnh, ăn như sữa chua, hoặc trộn với đá bào, sẽ cho ta một ly sinh tố đặc biệt.
Cách ăn dân dã nhất là ăn ngay ở.. vườn. Vào những buổi trưa hè nắng nóng, trèo lên cây vú sữa tìm hái trái chín, vừa vo tròn vừa bóp đều tay cho mềm trái, rút cùi, ruột trái dâng cho phần nước trắng đục như dòng sữa mát lịm. Lõi ruột trắng trong, mềm dịu, thanh ngọt. Thịt mềm lưu lại hương vị đặc biệt. Thật thích thú khi ngồi tựa giữa chắn ba thân cây, thưởng thức hương vị của trái vú sữa, hóng gió mát đồng nội, mà nghiệm nhớ lại thời bé thơ còn ôm bầu sữa mẹ.
Khi cắn, không phải cắn chỏ nào cũng được mà phải cắn ở phần ngược phía với cuống.
Đó là cách ăn dân dã, còn khi đãi khách, người ta thường vắt núm trái vú sữa, dùng muỗng múc ăn dần hoặc xẻ trái thành sáu miếng, lượn dao vòng tách phần vỏ (vẫn giữ phần ruột) để trên đĩa, dùng nĩa ghim ăn từng miếng.
Ngoài ra còn có cách ăn cầu kỳ khác là: gọt bỏ vỏ, thái nhỏ từ trên núm xuống (bỏ hột và cùi) cho vào máy xay sinh tố, thêm đường hoặc sữa, cacao, cho vào khuôn đá để tủ lạnh, ăn như sữa chua, hoặc trộn với đá bào, sẽ cho ta một ly sinh tố đặc biệt.
Dulichbui's Blog
0 nhận xét:
Đăng nhận xét